Chú thích Khởi_nghĩa_Bảy_Thưa

  1. Đỗ Đăng Tàu và Lê Văn Sanh cho quân kéo dây ngang sông Hậu ngăn tàu chiến Pháp. Trận chiến nổ ra trên sông, nhưng cuối cùng thì quân triều thất trận, hai ông phải cho đội tàu rút về ẩn ở kênh Mương Thủy (nay thuộc phường Vĩnh Mỹ, thị xã Châu Đốc) lập kế hoạch phục kích, nhưng lại thất bại, phải rút vào Ô Long Vĩ (Châu Phú), phối hợp với lực lượng của Trần Văn Thành. Khi vị thủ lĩnh này tử trận. Hai ông gom góp tàn binh trở về quê giả dạng thành nông dân, chờ ngày hoạt động trở lại nhưng không còn cơ hội, lực lượng dần tan rã...Hai ông mất năm nào chưa rõ. Hiện nay tại phường Vĩnh Mỹ có ngôi miếu (miếu Vệ Thủy) thờ hai ông.
  2. Theo Nguyễn Hữu Hiếu, Kỷ yếu, tr. 18.
  3. Theo Sơn Nam, tr. 67.
  4. Theo Đồng Tháp nhân vật chí do Hội Khoa học lịch sử Đồng Tháp biên soạn, thì cùng rút về Láng Linh lập căn cứ chống Pháp còn có Chánh lãnh binh Nguyên Hương (nguyên thành thủ úy Hà Tiên) và các bộ tướng như Quản Bạch, Kim Chung...Đến khi Láng Linh thất thủ, Quản Cơ Thành hy sinh, các ông này đã trốn về quê ở thôn Tịnh Thới, tổng An Tịnh (An Giang) tiếp tục chống Pháp (dẫn lại theo TS. Nguyễn Hữu Hiếu, Kỷ yếu, tr. 18).
  5. Theo ThS. Trần Văn Đông, Kỷ yếu, tr. 81.
  6. Cây trát thưa hay cát thưa (dân gian gọi tắt là "thưa") là một loại cây ưa mọc ở vùng đất thấp, chịu được mùa nước nổi, cội to (khi lớn), lá nhỏ mà dài (xem ảnh). Ca dao địa phương có câu: Bãi bồi mọc những cát (hay trát) thưa/ Thương em đi sớm về trưa một mình. Theo Nguyễn Hữu Hiệp và Liêm Châu, tên cuộc khởi nghĩa viết là Bãi Thưa (theo nghĩa bãi đất mọc nhiều cây thưa) mới đúng. Do cách phát âm của người nông thôn miền Nam, mà tên Bãi Thưa lần hồi thành ra Bảy Thưa (theo Kỷ yếu, tr. 79 và 92). Hiện nay ở Láng Linh còn rất ít loại cây này.
  7. Đó là địa điểm thuộc Cốc Ông Cậy hiện nay. Theo ThS. Trần Văn Đông, sau khi dinh Hưng Trung bị tàn phá, ông Đạo Cậy đã đến đây dựng cốc tu hành, nên người dân còn gọi nơi này là Cốc Ông Đạo Cậy (Kỷ yếu, tr. 83). Xem thêm: Trần Hồng Liên, "Chùa Nam Long ở Láng Linh, Bảy Thưa (An Giang) quá khứ và hiện tại" . Hiện nay ở đầu cầu sắt số 13 (ngang UBND xã Bình Phú) có một ngôi thờ mang tên là Dinh Hưng Trung, song đây chỉ là tên do nhân dân đặt theo để tưởng nhớ khi dựng lên ngôi thờ này (Võ Thành Phương, Kỷ yếu, tr. 25).
  8. Theo Liêm Châu, Kỷ yếu, tr. 94.
  9. Trong bằng phong cho Nguyễn Kế Trung làm chức Chánh Đề đốc, có câu liên quan như sau: "An Giang tỉnh, Gia nghị cơ, Trần Vạn Thành cai quản hợp đồng"...(dẫn lại theo Trần Thị Thu-Võ Thành Phương, Khởi nghĩa Bảy Thưa (1867-1873). Nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh, 1991). Vậy Gia Nghị là phiên hiệu của một đội quân ở An Giang thời Nguyễn, giống như "Gia Trung cơ", "Gia Thuận cơ" ở Gia Định... Giảng Nhà Láng có đoạn: "Trong cơ vệ, mộ quân đã đủ/ Ông trở về chịu chức Quản cơ/ Đạo nghĩa quân khai trống phất cờ/ Lấy danh nghĩa Binh cơ Gia Nghị".
  10. Dẫn lại theo Phạm Văn Sơn (tr. 211). Vì thế có thể nói đây là cuộc khởi nghĩa mang đậm màu sắc tôn giáo (theo Th.S. Nguyễn Thị Hoàng Phương, Kỷ yếu, tr. 6).
  11. Theo Phạm Văn Sơn, tr. 210-211.
  12. Theo quyết định số 473 không đề ngày do Đô đốc Ohire ký vào tháng 8 năm 1868, thì ai bắt được Trần Văn Thành sẽ được thưởng 1.000 france, viên chức nào bắt được sẽ thăng cấp bực (dẫn lại theo Liêm Châu, Kỷ yếu, tr. 94). Không bắt được, đầu năm 1873) Pháp sai Tôn Thọ Tường mang thư đến chiêu hàng, nhưng ông Thành từ chối, quyết đánh tới cùng (theo TS. Trần Thuận, Kỷ yếu, tr. 31).
  13. Đây là cánh quân mạnh nhất do Tri phủ Trần Bá Tường (em ruột Trần Bá Lộc) chỉ huy, có Phó quản Hiếm (trước kia là quân Bảy Thưa) cầm đầu một toán quân nhỏ theo hỗ trợ. Nhưng thực ra, viên chủ tỉnh Long Xuyên tên là Pếch (Emile Pueh) mới là người chỉ huy chính, có đại úy Guyon làm trợ lý (theo Sơn Nam, tr. 70).
  14. Lược kể theo Phạm Văn Sơn (tr. 211) và Sơn Nam (tr.70).
  15. Theo Sơn Nam, Nói về miền Nam, sách đã dẫn.
  16. Theo Sơn Nam, Lịch sử An Giang, tr. 72.
  17. Theo Sơn Nam (Lịch sử An Giang, tr. 72) và Hỏi đáp lịch sử (Tập 4, tr. 164).
  18. Trích trong Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam, tr. 902.
  19. Theo Th.S. Nguyễn Thị Hoàng Phương, Kỷ yếu, tr. 6.
  20. Lược theo Sơn Nam, Lịch sử An Giang, tr.68-72.
  21. Dẫn lại theo Sơn Nam, Lịch sử An Giang, tr. 71.